Không có 10 điều này tốt nhất đừng làm lập trình viên!
9/24/2019 8:40:03 AM
Bạn sẽ từ bỏ hoặc chuyển nghề sớm thôi. Đây là kinh nghiệm hơn 10 năm làm lập trình viên của Zotabox với hơn 100.000 khách hàng đang sử dụng.
1. Đam mê lập trình
Lập trình viên không đam mê coding sẽ không bao giờ trở thành lập trình viên giỏi. Lập trình viện giỏi sẵn sàng ngồi hàng giờ đồng hồ để tìm hiểu công nghệ, giải quyết vấn đề và phát triển các ứng dụng mình yêu thích.
2. Tư duy logic
Để trở thành lập trình viên giỏi bạn phải có tư duy logic tốt. Việc đầu tiên bạn cần học trước khi học lập trình là học tư duy logic, toán rời rạc và thuật toán. Nếu bạn không có niềm yêu thích đối với logic và thuật toán, bạn sẽ chẳng thể hiểu mình đang code cái quái quỷ gì.
3. Ham học hỏi
Ham học hỏi gắn liền với đam mê. Một lập trình viên giỏi cần thường xuyên học hỏi công nghệ mới, kiến thức mới liên quan đến công việc. Tốt nhất bạn nên học cả lập trình back-end và front-end để trở thành full-stack developer. Điều này sẽ giúp bạn không cảm thấy nhàm chán và linh động trong công việc. Học cả quản trị server nữa thì càng tuyệt, bạn sẽ sớm trở thành siêu nhân.
4. Khả năng tập trung
Lập trình viên đòi hỏi khả năng tập trung cao. Đôi khi bạn cần ngồi từ sáng đến tối, thậm chí qua đêm để nghiên cứu công nghệ cũng như phát triển các sản phẩm mà mình yêu thích. Nếu chưa từng làm điều này, khả năng cao bạn là người không phù hợp.
5. Tư duy sản phẩm
Tư duy sản phẩm rất quan trọng trong lập trình. Thường lập trình viên có xu hướng yêu thích sử dụng nhiều công nghệ, tích hợp nhiều tính năng, chức năng làm cho sản phẩm trở rối rắm, nặng nề và khó hiểu với khách hàng.
Vì vậy khi lập trình chúng ta cần đặt mình vào vị trí của khách hàng xem thực sự họ cần gì, mình có thể làm gì để sản phẩm đơn giản mà vẫn đáp ứng được yêu cầu khách hàng không? Luôn hỏi tại sao mình phải dùng công nghệ này? Có cách nào đơn giản hơn không? Tại sao tích hợp tính năng này? Lựa chọn này có thực sự cần thiết cho khách hàng không?
Điều này sẽ giúp bạn tránh mất thời gian làm những thứ vô nghĩa.
6. Kĩ năng quản lý thời gian
Lập trình viên đa phần phải làm over time đặc biệt là trong các công ty outsource.
Nếu không có kĩ năng quản lý thời gian tốt bạn sẽ rất dễ mất phương hướng và stress với công việc. Vì vậy kĩ năng quản lý thời gian rất quan trọng.
Bạn nên chia nhỏ thời gian và tập trung giải quyết từng công việc một. Tốt nhất nên chia thời gian theo khung giờ 25 phút một theo phương pháp Pomodoro, cứ sau 25 phút tập trung làm việc nghỉ 5 phút, 4 lần như vậy nghỉ dài hơn khoảng 15 phút.
Điều này sẽ giúp bạn refresh não bộ, không bị căng thẳng và tránh các bệnh về mắt và xương khớp do ngồi máy tính quá lâu.
7. Kĩ năng quản lý công việc
Xác định mục tiêu hàng ngày
Chia nhỏ công việc. Tốt nhất là các đầu việc có thể giải quyết trong ngày.
Xác định mức độ ưu tiên, quan trọng cho từng công việc
Liên tục hoàn thành từng việc một
8. Tham gia cộng đồng
Tham gia cộng đồng lập trình là một cách rất tốt để bạn nắm bát xu hướng công nghệ và tìm hiểu các công nghệ mới.
Điều này cũng giúp bạn hiểu rõ mình đang ở đâu và cần phải học thêm điều gì trong thời kì mà công nghệ mới phát triển liên tục như ngày nay.
9. Phát triển side project
Ngoài dự án của công ty, lập trình viên nên phát triển các side project mà mình yêu thích. Bạn có thể phát triển các sản phẩm, plugin miễn phí cho cộng đồng. Hoặc cũng có thể bán các sản phẩm này để kiếm thêm thu nhập.
Điều này giúp bạn rèn luyện thêm kĩ năng lập trình, học cách giải quyết vấn đề, học thêm các công nghệ mới, hiểu được mong muốn của khách hàng cũng như những khó khăn khi phải kinh doanh một sản phẩm.
10. Phát triển kĩ năng mềm
Ngoài lập trình bạn cũng cần phát triển các kĩ năng mềm nếu bạn thực sự mong muốn phát triển sự nghiệp của mình. Nếu không bạn sẽ mãi chỉ là một lập trình viên cô đơn và ủ rũ. Các kĩ năng mềm quan trọng bạn cần học là: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình và làm việc nhóm.
Nếu bạn thấy mình thiếu dù chỉ 1 trong 10 điều trên hãy bổ sung ngay. Hoặc bạn sẽ sớm trở thành một lập trình viên THẤT BẠI.
Nguồn: codegym.vn